ÁNH SÁNG SỰ THẬT

ÁNH SÁNG SỰ THẬT

ÁNH SÁNG SỰ THẬT

ÁNH SÁNG SỰ THẬT

ÁNH SÁNG SỰ THẬT
ÁNH SÁNG SỰ THẬT
Menu
ĐÂY LÀ KHOẢNH KHẮC GHI NHẬN HÌNH ẢNH GH. PHAN-XI-CÔ LIÊN TỤC CỐ GẮNG NGĂN CẢN CÁC TÍN HỮU HÔN CHIẾC NHẪN GIÁO HOÀNG BẰNG BẠC CỦA MÌNH, TRONG KHI VIỆC HÔN ‘NHẪN NGƯ PHỦ’ CỦA GIÁO HOÀNG ĐƯỢC XEM NHƯ MỘT HÀNH VI THỂ HIỆN LÒNG TRUNG THÀNH VÀ TÔN KÍNH CỦA KI-TÔ HỮU ĐỐI VỚI VỊ ĐẠI DIỆN CHÚA Ở TRẦN GIAN.

Giáo hoàng Francis lo ngại việc nhiều người cùng hôn lên nhẫn ông sẽ làm lây lan vi khuẩn.

Theo Gisotti, khi Giáo hoàng đến thăm nhà thờ Công giáo ở Loreto, Italy hồi đầu tuần, có rất nhiều người xếp hàng để được diện kiến ông. Việc để họ liên tiếp hôn lên tay sẽ dẫn tới nguy cơ lây lan vi khuẩn.

Video quay lại cảnh Giáo hoàng Francis liên tục rút tay khi các con chiên định hôn lên nhẫn đã khiến ông bị các nhà phê bình bảo thủ chỉ trích là đi ngược lại truyền thống hàng thế kỷ của Giáo hội. Tuy nhiên, một phiên bản video dài hơn đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Giáo hoàng Francis cho phép hàng chục tín đồ cúi đầu và hôn lên tay ông mà không e ngại gì.

Trợ lý thân cận tiết lộ rằng Giáo hoàng 82 tuổi "rất thích thú" trước cuộc tranh luận của mọi người về vấn đề này. Theo Gisotti, ông "thích ôm mọi người và được mọi người ôm". Ông cũng sẽ vui vẻ cho hôn lên nhẫn khi tiếp kiến những nhóm người nhỏ.

Chỉ hai ngày sau video gây tranh cãi, Giáo hoàng Francis cho phép các nữ tu và giám mục hôn lên tay ông tại buổi tiếp kiến ở Vatican.

Chiếc nhẫn được đeo ở ngón giữa tay phải là biểu tượng mạnh mẽ nhất về quyền lực của một Giáo hoàng. Hành động hôn nhẫn được cho là một cách thể hiện sự tôn kính, phục tùng với người đứng đầu Giáo hội. Khi một Giáo hoàng qua đời, chiếc nhẫn ngay lập tức bị phá hủy, đánh dấu kết thúc triều đại của ông.

Thư viện
Go Top